Di chỉ khảo cổ làng cổ Đào Xá Đào Xá (làng)

Làng cổ Đào Xá xã Đào Xá huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (trước thuộc huyện Tam Thanh tỉnh Vĩnh Phú), là một địa điểm khảo cổ nổi tiếng với những hiện vật thuộc cuối thời đại đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng, cách đây 4000-5000 năm. Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra chiếc trống đồng Đông Sơn đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phú, là trống đồng loại I Hegơ (nhóm D kiểu D1), được lưu trữ tại viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam [7]. Làng cổ Đào Xá này nằm cạnh đường 322, chạy theo hướng Bắc Nam từ bờ sông Đà (đường 323) sang thị trấn Hưng Hóa của huyện Tam Nông, tại vùng ngã ba sông Hồng với sông Đà. Xã Đào Xá có địa giới giáp các xã và thị trấn: Dị Nậu ở phía Tây Bắc, Tân Phương ở phía Nam, Thạch Đồng phía Đông Nam, Dâu Dương phía Đông Bắc và Hưng Hóa phía Bắc. Địa hình xã Đào Xá này gồm một vùng đồi bát úp cao khoảng 20–40 m, là nơi cư trú từ xa xưa đến nay của người dân bản địa, bao quanh một vùng lòng chảo là nơi canh tác nông nghiệp. Các hiện vật khảo cổ được phát hiện vào các năm 1978-1982, tại vùng đồi bát úp nơi sinh sống của người Việt cổ, bao gồm: rìu có vai, rìu chữ nhất, trống đồng, chậu đồng, vò, đĩa, bát, vò men xanh,...

Tuy nhiên trong cuốn sánh Tìm hiểu làng Việt, Diệp Đình Hoa cho rằng ngồn gốc tên gọi của làng Đào Xá này là gọi chệch từ tên Đầu Xá mà ra.